Sơ lược về hóa chất lưu huỳnh S :
- Hóa chất lưu huỳnh sulfur có nguyên tố hóa học nhóm VI, chu kỳ 3 trong bảng tuần hoàn hóa học
( Sulfur), S. Nguyên tố hoá học nhóm VI A, chu kì 3 bảng tuần hoàn các nguyên tố số thứ tự 16 nguyên tử khối 32,06. Tinh thể rắn, bền có hai dạng thù hình: 1) S trực thoi màu vàng, tnc = 112,8oC, khối lượng riêng 2,07 g/cm3. 2) S đơn nghiêng màu vàng nhạt, tnc = 119,3oC, khối lượng riêng 1,96 g/cm3. Không tan trong nước, rất ít tan trong etanol và ete tan nhiều trong dầu hoả, benzen, nhất là trong cacbon đisunfua. Tương đối hoạt động hoá học khi đun nóng, S tương tác với hầu hết nguyên tố trừ khí trơ, nitơ, iot, vàng và platin. S cháy trong không khí tạo nên SO2 cho ngọn lửa màu lam nhạt. Là nguyên tố rất phổ biến, chiếm khoảng 0,05% khối lượng vỏ Trái Đất. Trong thiên nhiên, tồn tại ở dạng tự do hoặc hợp chất sunfua, sunfat. Được khai thác chủ yếu từ mỏ S hoặc oxi hoá hiđro sunfua từ khí than cốc, dầu mỏ, khí thiên nhiên bằng oxi không khí. Gần 50% sản lượng S trên thế giới được dùng điều chế axit sunfuric và để lưu hoá cao su 25% dùng để sản xuất sunfit (cho công nghiệp giấy). Ngoài ra, S còn được dùng để chế thuốc trừ sâu cho nông nghiệp, tổng hợp thuốc nhuộm, công nghiệp diêm, v.v...